Bài đăng

Giữ Kỷ Luật - Nhà Đầu Tư Thông Minh

Kỷ luật chưa bao giờ làm bạn thất vọng, chính bạn mới làm kỷ luật thất vọng. Nếu bạn muốn chiến thắng trong trò chơi đầu tư, bạn phải học cách giữ cho kỷ luật của bạn không thất vọng. Thử nghĩ, bạn mua cổ phiếu Apple những năm 90, khi ai cũng nghĩ đó là một trò đùa. Việc tìm hiểu sẽ giúp bạn thấy được trò chơi dài hạn. Đừng đu theo xu hướng, bạn cứ đu theo các công ty chất lượng với giá rẻ. Sự thật: Một nghiên cứu của Vanguard cho thấy các nhà đầu tư S&P 500 trung bình ăn lúa lép, khoảng 8%, vì họ vội bán tháo trong những lúc thị trường đi xuống. Kỹ luật là khi vẫn ôm lấy xương rồng dù rất đau. Nếu bạn đi mua đồ nội thất, bạn sẽ không mua một cái ghế ọp ẹp với giá cao. Tương tự với cổ phiếu, qua việc tìm hiểu, bạn muốn mua các công ty tốt với giá phải chăng. Bố già Buffett nổi tiếng nhàm chán, ổng giàu nhờ giữ các công ty như See's Candies trong dài hạn. Con người nghiện đồ ngọt, đó là lợi thế cạnh tranh. Bạn cũng nên tìm những công ty như thế. Ngài Thị Trường luôn chào mời bạn

Đừng Cảm Xúc - Nhà Đầu Tư Thông Minh

Bạn mua một vài cổ phiếu công nghệ nóng hổi. Giờ chúng giảm 50%. Hoảng loạn trỗi lên. Bạn muốn cắt lỗ ngay. Nhưng khoan đã. Bố già Buffett làm giàu trong lúc suy thoái. Nhưng bằng cách nào? Ngài Thị Trường - hằng ngày dụ dỗ bạn với hàng đống cổ phiếu của gã. Khi gã hưng phấn, giá leo đụng trời. Khi gã trầm cảm, giá chạm mặt đất. Ngài Thị Trường có thể dật dờ, nhưng bạn thì không. Đừng bị thao túng bởi cảm xúc của gã. Nhớ là, cổ phiếu đại diện cho chuyện làm ăn của các công ty. Chuyện làm ăn xuống dốc? Hay thị tường đi xuống? Trong cơn khủng hoảng 1929, khối người hoảng loạn, bán rẻ. Sau đó thị trường hồi phục, nhưng họ đã lỡ tàu. Đừng như họ. Có không giữ, mất tiếc ghê. Từ năm 1928, chỉ số S&P 500 liên tục lội ngược dòng suy thoái, với mức lợi nhuận, trung bình, trên 8%. Nằm lì trên thị trường bao giờ cũng hơn đoán thị trường. Còn nhớ vụ DotCom năm 2000? Thị trường giảm 50%. Nhưng Amazon thì sao? Tăng 600% kể từ thời điểm đó. Thế nên, cứ tập trung vào các công ty chất lượng, thay v

Phân Bổ Tài Sản - Nhà Đầu Tư Thông Minh

Bạn chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Khoan hãy chơi lớn. Hãy cân nhắc lời khuyên này: Đa dạng hóa . Cũng không sexy gì, nhưng thực sự hiệu quả. Nó sẽ giúp bảo vệ danh mục của bạn. Điểm cốt lõi ở đây là: Phân bổ tài sản . Đây là cách bạn chia tiền của bạn vào nhiều rổ khác nhau, trong đó có cổ phiếu và trái phiếu. Sao phải làm vậy? Để gia tăng khả năng chịu rủi ro của bạn. Khi bắt đầu, tỉ lệ 50/50 là ổn. Các cổ phiếu giống như quân tiên phong - rủi ro cao, lợi nhuận cao. Các trái phiếu như hàng phòng thủ - an toàn, rủi ro thấp. Bạn có thể tùy chỉnh tỉ lệ sao cho hợp với bạn. Nhắc lại vụ sập 2008. Các cổ phiếu giảm 37%. Ghê đúng không? Nhưng trái phiếu thì sao? Chúng lên giá. Sao vậy? Vì cổ phiếu đi xuống thì trái phiếu đi lên, thường như thế. Trong cuốn Nhà Đầu Tư Thông Minh, bố già Graham, ông trùm giá trị chia sẻ: "Các cá nhân không nên dự đoán thị trường, mà nên tập trung vào việc phân bổ tài sản của họ." Đừng để bị dụ bởi các "chuyên gia" đang đoán được th

Hai Loại Nhà Đầu Tư - Nhà Đầu Tư Thông Minh

Theo Nhà Đầu Tư Thông Minh của bố già Graham, có hai kiểu nhà đầu tư. Ưu và nhược điểm của họ thế nào? Đâu mới là công thức phù hợp cho bạn? Chúng ta cùng khám phá. Bố già Buffett nổi tiếng thủng thẳng? Ổng ưu tiên an toàn. Các nhà đầu tư phòng thủ như ổng thích trái phiếu, quỹ chỉ số chi phí thấp (VN-Index, S&P 500), và các thứ lên xuống như rùa, nhưng nhẹ đầu. Nhớ vụ sập 2008? Hàng triệu người hoảng loạn. Các nhà đầu tư phòng thủ thì sao? Như các thiền sư, họ chỉ thấy như gió nhẹ lướt qua. Sao vậy? Vì họ rải các khoản đầu tư vào các công ty ổn định, thấy mà nhàm chán. Loại thứ hai thì phiêu lưu hơn. Các nhà đầu tư mạnh bạo thích đào sâu, nghiên cứu các công ty để tìm ngọc trong đá. Loại này có Peter Lynch với quỹ Magellan huyền thoại. Ăn nhiều, nhưng cần nhiều nổ lực và cũng rủi ro hơn. Netflix năm 2010? 100 đô một cổ phiếu. Thời điểm viết bài này đã hơn 600 đô. Các nhà đầu tư mạnh bạo thấy được tiềm năng, họ làm bài tập cẩn thận và lụm. Nhưng không có nghĩa là không có rủi r

Tâm Trạng Ngài Thị Trường - Nhà Đầu Tư Thông Minh

Bạn nghĩ Ngài Thị Trường (Mr. Market) là một tay lý trí? Nghĩ lại vẫn còn kịp. Giả sử, bạn đang nắm cổ phiếu của Apple. Hằng ngày có một gã tưng tửng, xuất hiện trước nhà bạn. Hôm nọ, vui phơi phới, gã rỉ tai "sắp tới Apple lên mạnh đấy nhớ, mua nhanh kẻo lỡ". Hôm khác, tâm trạng buồn bực, gã xúi "bán mợ mày ơi, không lỗ sút quần". Ngài Thị Trường là một tay dật dờ. Bạn không cần phải chơi theo luật của gã. Chỉ tập trung vào giá trị thực của các công ty, thay vì tâm trạng lên xuống thất thường của gã. Còn nhớ vụ sập 2008? Ngài Thị Trường khi đó thất tình, nhậu say mềm. Gã khuyến mãi cổ phiếu của các công ty tuyệt như Johnson & Johnson với giá rẻ như cho. Từ năm 1928, chỉ số S&P 500, trung bình, tăng tầm 10% hằng năm. Suốt khoảng thời gian đó, Ngài Thị Trường hưng phấn, trầm cảm không biết bao lần. Nhưng xu hướng của thị trường vẫn cứ tăng. Đừng để Ngài Thị Trường thao túng cảm xúc của bạn, mà quên mất giá trị thực của các công ty bạn đang nắm giữ. Tự tin với

Bạn Có Đoán Được Thị Trường - Nhà Đầu Tư Thông Minh

Thị trường đi lên, ai cũng là thiên tài. Thị trường đi xuống, thiên tài biến đâu mất tiêu. Chuyên gia thì nhiều, thầy bói cũng nhiều, ai cũng tự cho mình đoán được thị trường. Bạn nên nghe ai? Bố già Graham, ông trùm đầu tư giá trị, xem thị trường như đúng bản chất của nó: Khó đoán. Năm 1929, ai cũng nghĩ giá cổ phiếu chỉ có đường lên. Sau đó, bụp! Đại Suy Thoái. Tuy nhiên, ổng đã mua được các cổ phiếu với giá hời - không phải dựa vào linh cảm, mà là dựa vào giá trị thực của chúng. Hãy xem công ty như một hầm trú ẩn. Giá cổ phiếu như trận chiến khốc liệt ngoài kia. Nó có thể cao ngất ngưởng, hoặc rẻ như bèo. Vậy giá trị thực là gì? Chính là hầm trú ẩn đó - hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, và tương lai của công ty. Như Amazon, năm 1999: Bong bóng Dotcom xì hơi, giá cổ phiểu tụt 80%. Các "chuyên gia" phán "thế là hết". Nhưng ông trùm Bezos tiếp tục nuôi con quỷ đang hấp hối. Ngày nay, giá cổ phiếu của Amazon đã tăng 100 lần. Một nghiên cứu của Vanguard cho thấy: Các c

Tui Không Kiên Nhẫn Được - Nhà Đầu Tư Thông Minh

Đứa bạn vừa mới xây nhà. Đứa bạn vừa sắm xe hơi. Bạn cảm thấy thua thiệt, bất an? Tâm trạng thường thấy. Bạn nghe đâu, chứng khoán đang lên. Xúc hết vốn liếng của mình, bạn lao vào thị trường. Nhưng bạn biết không? Mr. Market (Ngài Thị Trường) đôi khi hưng phấn (dụ bạn mua), đôi khi trầm cảm (dụ bạn bán). Bạn hãy học cách đọc vị cảm xúc của gã. Mua khi gã buồn bã, giữ chặc hàng (hold) khi gã hưng phấn. Nhắc lại, 100 năm trở lại đây, chỉ số S&P 500, trung bình, tăng tầm 10% hằng năm. Cho nên, kiên trì của bạn cộng với lãi kép sẽ tạo nên điều kỳ diệu. Đừng đu theo các cổ phiểu có vẻ hời , nhưng không có lời . Đối xử với danh mục của bạn như một đứa con cưng, dạy dỗ nó cẩn thận. Tìm hiểu, nghiên cứu các cổ phiếu bạn đang nắm giữ. Đừng điên rồ chạy theo thời thế. Giữ con bạn khỏi những cổ phiếu xấu. Thị trường có thể khốc liệt trong ngắn hạn. Năm 1929? Sập 90%. Nhưng bạn đoán xem? Thị trường đã hồi phục. Kiên nhẫn, chơi dài hạn vẫn hơn. Vậy kẻ thù của kiên nhẫn là gì? Cảm xúc của bạn